8 sai lầm phổ biến trong việc chăm sóc răng miệng

Hầu hết tất cả chúng ta thường đánh răng ít nhất từ một đến hai lần một ngày. Trên thực tế, nếu chỉ đánh răng vào buổi sáng và buổi tối là không đủ để răng khỏe đẹp và có nụ cười hoàn hảo.

Chúng tôi đã tìm ra 8 sai lầm phổ biến trong việc chăm sóc răng miệng mà hầu như ai cũng mắc phải. Đừng nghĩ rằng răng lợi không quan trọng bởi một khi chúng bị tổn thương rất có thể khiến bạn cảm thấy đau đớn, khó chịu đến mức hết “phát rồ” luôn đó. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và loại bỏ ngay những sai lầm khi chăm sóc răng miệng dưới đây nhé!

1. Ấn bàn chải quá mạnh trong khi đánh răng

Ấn bàn chải quá mạnh trong khi đánh răng

Nếu ấn bàn chải quá mạnh mỗi khi đánh răng, lông bàn chải sẽ bị uốn cong và điều này khiến cho việc loại bỏ mảng bám, vi khuẩn trên răng không hiệu quả.

Không những thế, việc làm này còn có thể dẫn đến tổn thương nướu răng, nhất là khi bạn dùng loại bàn chải có lông quá cứng. Đây là sai lầm phổ biến trong chăm sóc răng miệng mà bạn cần loại bỏ ngay hôm nay.

Tốt hơn hết, mỗi lần chải răng bạn nên nhẹ nhàng đưa bàn chải thành vòng tròn trên răng trong khoảng 2-3 phút.

2. Không chú ý đến những thứ chúng ta ăn hàng ngày

Ai cũng biết rằng việc ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây sâu răng. Tuy nhiên, để giữ cho răng khỏe mạnh, chúng ta cần ăn thức ăn có chứa canxi, photpho và flo. Dưới đây là một số thực phẩm gợi ý dành cho bạn.

Một số thực phẩm có chứa canxi gồm:

  • Sản phẩm từ sữa;
  • Vỏ trái cây và rau củ;
  • Cá;
  • Đậu.

Một số thực phẩm chứa photpho gồm:

  • Cá;
  • Ngũ cốc;
  • Quả hạch nhân;
  • Đậu lăng.

Fluorine cũng là chất cần thiết cho răng chắc khỏe và thực phẩm này có trong sữa, muối… Tuy nhiên, để bổ sung fluorine chúng ta không nên ăn nhiều muối.

3. Không dùng các sản phẩm làm sạch răng khác

Cho dù bàn chải đánh răng của bạn có cứng hay không cũng không thể loại bỏ hoàn toàn các chất bẩn bám trên răng, đặc biệt là giữa các kẽ răng. Đó chính là lý do tại sao chúng ta nên dùng chỉ nha khoa – sản phẩm có thể làm sạch những khoảng trống giữa răng.

Nếu khoảng cách giữa các kẽ răng khá rộng, bạn có thể dùng bàn chải kẽ răng để làm sạch. Bạn cũng nên dùng nước súc miệng để giảm bớt vi khuẩn trong miệng.

Ngoài ra, bạn có thể dùng oral irrigator – phương pháp vệ sinh răng bằng tăm nước. Nó giống như vòi sen dành cho răng và nướu mà bạn có thể sử dụng sau mỗi lần đánh răng.

4. Không chăm sóc nướu cẩn thận

Nếu nướu của bạn yếu và không được cung cấp đủ máu có thể dẫn đến viêm nha chu. Với bệnh này, nướu răng của bạn rất dễ bị chảy máu, viêm, mềm và hở cổ răng. Nặng hơn, bạn có thể bị mất răng (rụng răng) nữa.

Để phần lợi khỏe hơn, bạn nên massage cho chúng bằng bàn chải đánh răng hoặc ngón tay theo vòng tròn. Khi ăn uống, cần chú ý thức ăn cứng và nhai thật kĩ. Hơn nữa, bạn cũng có thể rửa miệng bằng vỏ cây sồi hoặc cây sô thơm cùng với dung dịch muối.

Nếu nướu răng có xu hướng chảy máu, hãy đi khám bác sĩ nha khoa để được kê toa thuốc đặc hiệu giúp nướu của bạn khỏe hơn.

5. Không lấy cao răng thường xuyên

Cao răng là thứ được hình thành từ nước bọt và thức ăn tích tụ thành mảng bám xung quanh răng. Cao răng có màu vàng nâu, cứng và khó loại bỏ bằng bàn chải đánh răng.

Vôi răng và cao răng tích tụ lâu ngày có thể gây ra bệnh nha chu, bao gồm viêm xương xung quanh răng. Bạn cần lưu ý rằng cao răng chỉ có thể được loại bỏ khi đến gặp bác sĩ nha khoa và họ dùng các dụng cụ đặc biệt.

Tốt nhất, bạn nên đi khám răng mỗi năm một lần, dựa vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên chăm sóc răng như thế nào.

6. Cho rằng mình “quá tuổi” để niềng răng

Rất nhiều người cho rằng họ chỉ có thể niềng răng “thẳng đẹp” trong thời gian niên thiếu mà thôi. Đến khi trưởng thành, họ nghĩ rằng đã quá muộn để niềng răng. Tuy nhiên, đó là kết luận sai lầm. Thậm chí, một nụ cười đẹp không phải là lý do chính để điều trị. Nếu răng bạn gặp vấn đề, nó có thể dẫn đến các lỗ hổng và gây sâu răng.

Nếu cảm thấy mất tự tin khi đeo niềng răng bằng kim loại truyền thống, bạn có thể chọn sử dụng khí cụ chỉnh nha trong suốt Invisalign hoặc niềng cố định phía trong hàm răng (phía sau răng). Đừng ngại đặt một cuộc hẹn với bác sĩ chỉnh nha nhé!

7. Chỉ nhai bằng một bên hàm

Việc nhai thức ăn còn có tác dụng tự làm sạch răng, vì vậy, nếu chỉ nhai thức ăn bằng một bên răng thì rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ sâu răng ở bên răng mà bạn thường không sử dụng.

Ngoài ra, nhai thức ăn bằng một bên răng còn có thể khiến cho cơ phần miệng bên kia bị cứng lại và dày lên, các cơ ở mỗi bên sẽ trở nên bất đối xứng. Sau cùng, việc làm này có thể dẫn đến đau đớn và thậm chí gây ra vấn đề về thính giác mà không ai mong muốn.

Bởi vậy, khi ăn, bạn cần chú ý nhai thức ăn ở cả hai bên, nhất là thức ăn “cứng” vì nó sẽ làm cho răng của bạn mạnh mẽ hơn.

8. Không dạy trẻ chăm sóc răng đúng cách

Một số bậc phụ huynh chủ quan cho rằng trẻ con không cần phải chăm sóc răng đúng cách bởi răng sữa chỉ là tạm thời. Tuy nhiên, một đứa trẻ cũng nên biết điều gì đúng và điều gì sai bởi vì răng của chúng ta sẽ thay đổi theo thói quen thường ngày. Quá trình đánh răng ít nhất phải kéo dài 3 phút và bàn chải cần được di chuyển xung quanh miệng.

Hơn nữa, men răng vĩnh viễn của trẻ không được khỏe như răng người lớn. Các rãnh (vết nứt) trên răng của chúng thường sâu hơn, đó là lý do tại sao mà các hạt thức ăn không dễ dàng chải đi được. Hãy dạy con đánh răng đúng cách. Có lẽ đó là đều quan trọng nhất giúp ngăn ngừa sâu răng.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý việc thay bàn chải đánh răng đã dùng để đảm bảo vệ sinh răng miệng. Nha sĩ khuyên bạn nên thay mới bàn chải đánh răng 3-4 tháng/lần nhưng nếu thấy bàn chải có dấu hiệu mòn, lông bàn chải xơ xác hoặc bám nhiều tạp chất thì bạn nên thay mới sớm.

Dưới đây là một số ý tưởng mà bạn có thể làm với bàn chải đánh răng cũ của mình:

  • Chà và loại bỏ da chết trên môi;
  • Làm sạch móng;
  • Chải và nhuộm lông mày;
  • Làm sạch ngô và khoai tây;
  • Đánh giày dép, bàn phím, làm sạch sàn gạch và bất cứ nơi nào khó tiếp cận.

Để tạo ra dụng cụ tiện lợi từ bàn chải đánh răng, bạn có thể nung nóng tay cầm bằng lửa và uốn cong nếu cần thiết.

Ngoài ra, nếu để bàn chải trong phòng tắm thì nên tránh để gần bồn vệ sinh vì các vi khuẩn từ bồn cầu có thể bắn vào bàn chải mỗi lần bạn xả nước. Nên để bàn chải khô sau mỗi lần sử dụng để hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn.